MỞ chào bạn,
Bạn có ngửi thấy mùi khét không? Vì một số newsletter cực cháy nữa lại ra lò, đảm bảo hot hơn nhiệt độ mùa hè tuần vừa qua 🔥
Sau 2 tuần lang thang tìm “ngách”, hôm nay hãy cùng MỞ mở khóa chặng tiếp theo của hành trình blogging với những bí kíp nâng cấp “tay nghề” cực sang - xịn - mịn nhé!
✨ Và đừng quên, cuộc viễn chinh của con tàu Writing On The Net cohort #3 đã sắp sửa bắt đầu! Bạn có thể tìm hiểu thêm tại 👇
Giờ thì đọc newsletter thôi!
BẠN ƠI Ở LẠI!
Những năm trở lại đây, rất nhiều bằng chứng đã cho thấy con người đang tiêu thụ thông tin với tốc độ chóng mặt và thường thích đọc lướt để nhanh chóng thu thập thông tin họ cần. Có thể kể đến:
Ánh mắt: Các nghiên cứu theo dõi ánh mắt đã chỉ ra rằng mọi người có xu hướng đọc lướt nội dung. Họ tập trung vào tiêu đề, tiêu đề phụ và các gạch đầu dòng. Họ tránh đọc những đoạn văn dài, thay vào đó chọn đọc những mẩu thông tin ngắn và súc tích hơn.
Khoảng chú ý: Nghiên cứu cho thấy khoảng chú ý trung bình của con người đã giảm qua nhiều năm, từ 12 giây vào năm 2000 xuống chỉ còn 8 giây vào năm 2015. Điều này có nghĩa là mọi người có nhiều khả năng lướt thông tin nhanh chóng để xác định xem nó có xứng đáng với thời gian và sự chú ý của họ không.
Điện thoại di động: Với sự phổ biến của các thiết bị di động, mọi người đang tiêu thụ nhiều thông tin hơn trong thời gian ngắn, thường là khi đang di chuyển. Điều này đã dẫn đến các nội dung dạng ngắn, chẳng hạn như các bài đăng trên mạng xã hội, inforgraphics hay video mọc lên như nấm.
Thói quen đọc sách: Theo một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew, 38% người Mỹ trưởng thành đọc ít nhất 1 cuốn sách vào năm 2020, giảm từ 45% vào năm 2011. Điều này cho thấy mọi người đang ngày càng dành ít thời gian hơn cho việc đọc những trang sách dài và ưa chuộng các dạng thông tin ngắn hơn.
Với cách tiêu thụ thông tin như vậy, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết độc giả trên Internet đều có xu hướng đọc lướt. 1 sự thật mất lòng là khoảng 50% những gì bạn viết ra sẽ không được đọc.
Vì vậy, các bloggers “thức thời” sẽ không dại dột ném cho độc giả những bài viết dài dằng dặc chỉ để khoe mẽ họ đã đọc nhiều như thế nào. Thay vào đó, ưu tiên của họ giờ đây là đảm bảo độc giả có trải nghiệm đọc 5 ⭐ để đồng hành với blog của họ lâu dài.
💎 “Nếu bạn muốn người ta đọc blog của bạn, bạn phải tạo ra một trải nghiệm đọc tốt (dễ dàng) cho họ”
TỐT GỖ TỐT CẢ NƯỚC SƠN
Trong thế giới viết lách trên Internet, hình thức (format) có ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm đọc của độc giả. Thậm chí, cách bố trí của con chữ còn quyết định xem độc giả có đọc bài viết của bạn hay không 🤧
Thử là một độc giả, bạn sẽ chọn đọc bài viết nào?
1 bài viết dài hàng cây số, các đoạn văn “chật cứng” chữ, không có hình ảnh, không tách đoạn
1 bài viết cũng có độ dài tương đương nhưng tách đoạn gọn gàng, hình ảnh sinh động, câu từ súc tích
Rất nhiều bloggers đã thất bại vì format quá “cồng kềnh” khiến việc đọc trở nên vô cùng vất vả cho độc giả, dọa họ chạy té khói ngay từ những dòng đầu tiên trước khi kịp nhìn thấy “hào quang” từ nội dung bài viết 💨
Ngược lại, các bài viết được tách đoạn gọn gàng, tiêu đề rõ ràng, hình ảnh đẹp mắt có thể giúp bạn không va vào những “bức tường chữ”, khiến nội dung “dễ tiêu” hơn cho độc giả, giữ chân họ ở lại với blog của bạn lâu dài.
Vì vậy, MỞ tin rằng “tốt gỗ” thôi là chưa đủ. “Nước sơn” cũng cần đảm bảo chất lượng để thuyết phục độc giả. Và MỞ sẽ bật mí cho bạn 3 bí kíp format để khiến bài viết của bạn luôn “suôn mượt”, dễ đọc, dễ theo dõi, và dễ trích dẫn hơn.
1. CẤU TRÚC 1/3/1
Hãy nhìn vào đoạn trích sau:
“Khi viết blog, bạn đang kết nối với thế giới. Càng mở lòng chia sẻ suy nghĩ và trải nghiệm của mình, bạn càng đào sâu hơn những kết nối với độc giả - có thể là gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những người hoàn toàn xa lạ. Và việc xây dựng mối quan hệ chất lượng với độc giả có ý nghĩa hơn ngồi đếm số like hay follow rất nhiều, vì một blogger thành công là khi họ xây dựng được niềm tin và tầm ảnh hưởng đối với độc giả của mình.”
Khá khó theo dõi phải không nào? 😗 Vậy thì hãy biến đổi nó lại 1 chút, như này:
“Khi viết blog, bạn đang kết nối với thế giới.
Càng mở lòng chia sẻ suy nghĩ và trải nghiệm của mình, bạn càng đào sâu hơn những kết nối với độc giả - có thể là gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những người hoàn toàn xa lạ.
Và việc xây dựng mối quan hệ chất lượng với độc giả có ý nghĩa hơn ngồi đếm số like hay follow rất nhiều, vì một blogger thành công là khi họ xây dựng được niềm tin và tầm ảnh hưởng đối với độc giả của mình.”
Dễ đọc hơn hẳn phải không? 😄
Bí kíp đầu tiên MỞ muốn bật mí với các bạn chính là cấu trúc ngắt đoạn 1/3/1.
🪚 Thay vì dồn tất cả những ý tưởng của bạn vào 1 đoạn văn dài 100 dòng không ngắt nghỉ, hãy bẻ nó ra thành các đoạn nhỏ:
1 dòng hook
3 dòng mở rộng
1 dòng chốt
Và lặp lại ở đoạn tiếp theo. Cấu trúc 1/3/1 cũng có thể linh động để chuyển thành 1/4/1, 1/5/1, hay 1/2/5/2/1
💡 Nguyên tắc quan trọng nhất của 1/3/1 là: Không bao giờ để 1 đoạn dài hơn 5 dòng trên nền tảng bạn đang đăng bài.
Vì khi đoạn văn của bạn dài hơn 5 dòng, nếu người đọc muốn quay lại 1 câu trong đoạn vì chưa hiểu hoặc thấy rất hay, họ sẽ rất khó để định vị câu đó trong “bức tường chữ” của bạn. Một khi đã lạc, độc giả sẽ thấy khó chịu và nhanh chóng từ bỏ.
Khi bài viết của bạn được bẻ thành những đoạn ngắn dễ định vị, trải nghiệm đọc sẽ trở nên dễ dàng hơn - đây chính là mục đích tối thượng của formatting.
Sẽ không ai đọc hết ý trong đoạn văn của bạn nếu nó quá dài đâu. Vậy nên, đừng tiết kiệm “Enter”! 🤣
2. SỬ DỤNG SUBTITLE (TIÊU ĐỀ PHỤ)
Subtitles, hay Subheads, là những câu được bôi đậm với mục đích cho người đọc thấy được tiến trình và giúp họ hình dung được mình đang ở đâu trong dòng chảy của bài viết 🌊
Người đọc trên Internet không có đủ kiên nhẫn để đọc bài hết bài viết 1000 chữ, không biết bao giờ mới kết thúc của bạn. Họ cần những cột mốc, những lời khích lệ nói rằng “Cố lên, mục tiếp theo ở ngay dưới rồi”.
Đọc 1 bài viết 1000 chữ nghe có vẻ khó, nhưng nếu 1000 chữ đó được chia đều vào 10 phần (được đánh dấu bằng 10 subtitles), trả lời 10 câu hỏi liên quan đến nhau, và dẫn đến 1 bài học có giá trị thì dễ hơn nhiều 🤭
Độc giả cũng có thể dễ dàng đọc lướt qua bài viết để nắm được đại khái nội dung chính. Nhờ vậy, họ có thể đưa ra quyết định xem bài viết có giá trị với mình không.
3. ĐẶT CÂU CHỐT ĐỘC LẬP
Đặt câu chốt độc lập, là kỹ thuật giúp thông điệp của bạn được nhớ lâu và nhắc lại nhiều lần nhất có thể, đồng thời đảm bảo những gì quan trọng đều rất dễ được tìm thấy, không để độc giả bỏ lỡ “lời vàng ý ngọc” nào 🤩
✨ Những câu đứng độc lập luôn là những câu được nhiều sự chú ý nhất. Và cũng là những câu dễ trích nhất.
Khi chia sẻ 1 bài viết hay, độc giả luôn luôn đi tìm những câu chốt họ thích để đặt ở caption. Việc để những punchline (câu chốt) đứng độc lập giúp độc giả tìm lại chúng dễ dàng hơn.
Thấy không? Mắt bạn ngay lập tức bị hút vào câu bị bôi đậm 😝
4. HÌNH ẢNH
Hình ảnh cũng là 1 phương tiện hữu ích giúp bạn cân bằng cách thông tin truyền ra từ phía bạn đến với độc giả.
🔔 Khi bạn viết, thông tin từ đầu bạn được diễn giải rõ ràng hơn thông qua hình ảnh. Và khi độc giả đọc, nhờ có hình ảnh, thông tin thẩm thấu dễ dàng hơn.
Thêm vào đó, hình ảnh sinh động cũng “thêm mắm dặm muối” cho bài viết của bạn, gây ấn tượng cho người đọc và giúp họ ghi nhớ thông tin tốt hơn.
Để biết thêm chi tiết, bạn có thể ghé lại số newsletter Blog đâu chỉ có chữ để hiểu tại sao hình ảnh cũng đóng góp 1 phần quan trọng vào trải nghiệm đọc của độc giả nhé! ☺️
TỔNG KẾT
Sau newsletter hôm nay, MỞ mong bạn có thể thực hành ngay và luôn những bí kíp “làm đẹp” này để không độc giả nào phải chạy té khói vì những “bức tường chữ” nữa 😎 Thay vì cố chấp “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, MỞ khuyến khích các bloggers hãy cố gắng sao cho cả “gỗ” nội dung và “nước sơn” hình thức đều 10 phân vẹn 10, thành công ghi dấu trong lòng độc giả.
Nếu bạn yêu thích và tò mò liệu còn bí mật nào chưa được bật mí, hãy nhanh tay đăng ký tham gia Writing On The Net cohort #3 TẠI ĐÂY để được mở mang tầm mắt thôi nào!
🧠 MỞ NÃO
Học phải đi đôi với hành, MỞ đã chuẩn bị sẵn cho bạn 1 prompt để áp dụng thông điệp mình muốn truyền tải:
“Hãy viết một lá thư tới bản thân bạn khi 100 tuổi.”
“Write a letter to your 100-year-old self.”
➡️ MỞ rất vui nếu được đọc thành quả của bạn. Nếu bạn muốn gửi bài viết, bạn hãy reply newsletter và gửi link dẫn tới bài viết bạn đã viết nhé! Chúng mình sẽ chọn lọc và dẫn lại bài viết của bạn trong chuyên mục điểm tin blog cộng đồng.
Newsletter “nóng hổi” cho tuần này đến đây là kết thúc rồi. 😌 Bạn thấy sao về newsletter tuần này? Nhấn reply và chia sẻ với MỞ nha.
Đừng ngần ngại chia sẻ với MỞ: “Bạn nghĩ còn yếu tố nào có thể giúp bài viết của bạn dễ đọc hơn?”
Nhấn “reply” và cho chúng mình biết nha!
🌐 MỞ MANG
RECAP WORKSHOP #1: NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ý TƯỞNG 🏭
Ngày 6/5 vừa qua, hai Người Đồng Hành: anh Akwabaa Tùng và Tuấn Mon đã tổ chức một buổi workshop miễn phí mang tên: “Nhà máy Sản xuất Ý tưởng". MỞ rất vui được chào đón những “người con” Hải Phòng, Sài Gòn, New York, Úc.. đến với nơi kết nối các blogger ở khắp nơi trên thế giới!
Ở Workshop, chúng mình đã cùng bạn giải quyết 2 vấn đề:
1. Scarcity (Sự thiếu): không có ý tưởng
2. Abundance (Sự thừa): có quá nhiều ý tưởng và không biết khai thác như thế nào
bằng các phương pháp từ Chọn chủ đề, Chọn loại tín, Chọn con đường tiếp cận bằng Framework 3As mà 2 Người đồng hành sử dụng trong suốt 4 năm viết blog.
MỞ hi vọng các bạn đã bỏ túi được nhiều bài học bổ não và có hành trình sản xuất ý tưởng bền vững nhé! ️
Nếu bạn bỏ lỡ Workshop này thì đừng lo, MỞ sẽ gửi Recording và Notes tới hòm thư của bạn sớm thôi. Những bạn chưa kịp “đặt gạch” để học cách xây dựng nhà máy chế biến ý tưởng, hãy đăng ký ở đây https://lu.ma/WOTN3-meet-up