Ba Bước Cho Một Hệ Thống Ghi Chú "Trong Mơ"
Vẫn là câu chuyện “tiêu thụ - sản xuất”. Làm thế nào bạn có đủ nguyên liệu để sản xuất?
MỞ chào bạn,
Đây là newsletter đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán. MỞ mong rằng các bạn độc giả đã có một cái Tết đầm ấm, được ở gần bên gia đình và những người thân yêu. Xin chúc các bạn sẽ có một năm tới đạt được những mục tiêu mình đặt ra nha! 🤩
Mới đây thôi, MỞ đã chính thức đóng đơn tuyển sinh Writing On The Net cohort #2. Chúng mình rất vui mừng đón 30 bạn học viên tới bootcamp lần này. Sáng thứ 7 (4/2), bootcamp của chúng ta sẽ chính thức bắt đầu, đừng quên đặt sẵn thông báo cho “cái hẹn” vô cùng đặc biệt này nhé!
Còn nếu bạn chưa có thời gian để đăng ký tham gia cohort #2, thì bạn có thể ghi danh waitlist cohort #3 tại đây. Trong lúc chờ, bạn cũng có thể dành 8 ngày tiếp theo tham gia minicourse “8 Bí mật về Blogging” do hai Người Đồng Hành: Akwaaba Tùng và Tuấn Mon chắp bút. 😊
Ở newsletter trước, chúng ta đã cùng nhau đặt ra câu hỏi “Tại sao hệ thống ghi chú lại đóng một vai trò trong quá trình sáng tạo của mọi blogger” và tìm thấy một vài câu trả lời hợp lý. Sang tuần này, MỞ sẽ chia sẻ với bạn một trình tự 3 bước để có đáp án cho câu hỏi: “Bằng cách nào chúng ta có thể xây dựng một hệ thống ghi chú hiệu quả?” 🧐
Những gì MỞ sẽ chia sẻ tiếp theo đây là những gì chúng mình đã được nghe từ anh Tuấn Mon trong buổi workshop hôm nọ. Muốn xây dựng được một HỆ THỐNG lưu trữ thông tin hiệu quả, bạn hãy duy trì được 3 thói quen thật “RẺ” sau:
REcord: Ghi lại nội dung gốc
REview: Tóm tắt lại theo nội dung theo ý hiểu của mình
REalize: Trình bày quan điểm cá nhân về chủ đề của nội dung ấy
Record - Ghi lại nội dung gốc
Vẫn là câu chuyện “tiêu thụ - sản xuất”. Làm thế nào bạn có đủ nguyên liệu để sản xuất? Cơ bản, là bạn phải có một đầu vào. Bằng cách “thu thập” và tổng hợp lại những gì bạn tiêu thụ. 🤔
Chính là, khi bạn đọc được gì đó hay (VD: một bài báo, một newsletter,..), bạn hãy lưu lại nội dung ấy – copy và paste, chẳng hạn? Vì thời đại số hiện nay, chúng ta chẳng thể biết khi nào một nội dung internet sẽ biết mất. Lý do là vi phạm bản quyền hay nhận phải quá nhiều chỉ trích, v.v.
Chắc hẳn nhiều bạn đọc đã trải qua tình cảnh này… Bạn tình cờ đọc được một bài viết rất hay khi đang lướt facebook. Bạn cũng tình cờ quên không lưu nó lại.
Cho tới ngày hôm khác bạn nhận ra… Trong bài viết đó, tác giả đã trình bày khá nhiều suy nghĩ mà bạn thấy mình có thể khai thác thêm ở blog của mình. Nhưng tìm lại nó thì chả thấy đâu vì quả thật, giữa một “bầu trời” thông tin đồ sộ ngoài kia, chỉ nhớ từ khóa thôi là chưa đủ. Mà chính bạn không chắc chắn tác giả đã gỡ bài viết đó chưa. 😳
Hơn nữa, bản thân chúng ta không có trí nhớ đủ “siêu nhân” để ghi nhớ tất cả các nội dung ta “va phải” hàng ngày. Bạn có biết về khái niệm “đường cong lãng quên”? Hiện tượng này cho thấy với một thông tin bộ não con người xử lý, chỉ sau 24h đầu tiên, ta đã quên mất 60% thông tin ấy.
💡 Chú ý nhé! Mọi nội dung được lưu lại bạn hãy chỉ sử dụng nó cho mục đích cá nhân. Hãy đảm bảo rằng bạn “giữ lại” nội dung cho riêng mình thay vì lại chia sẻ chúng ở những trang thông tin khác và không trích nguồn.
Anh Tuấn Mon đã cho chúng mình xem một ví dụ nhỏ lấy ra từ hệ thống ghi chú hàng ngày của anh nè.
Review - Tóm tắt lại nội dung
Bước tiếp theo, bạn hãy tóm tắt lại những gì mình đã đọc theo ý hiểu của mình. Vì bạn biết đấy, bản thân mỗi chúng ta không có đủ khả năng để vừa đọc xong cái gì hay là nắm bắt được luôn. 😮
Thế ý tưởng mấu chốt của nội dung này là gì? Thông điệp được gửi gắm là gì?
Hàm ý của tác giả là gì?
…
➡️ Khi bạn chỉ tiếp nhận mà không “xử lý” nội dung thông tin (bằng cách tóm tắt lại), bạn sẽ không có thêm nguồn nguyên liệu để “sản xuất” đâu. Bởi đơn giản, những gì bạn tiêu thụ chưa thể thành những gì của bạn được.
Lại một ví dụ nữa cho các bạn xem. MỞ đã “xin” được từ của anh Tuấn Mon. Note dưới đây chính là những gì anh tóm tắt được từ note ở trên – The Ultramarathon Mindset, tụi mình vừa chỉ cho các bạn đó.
Bạn có thể thấy, anh Tuấn không chỉ dừng lại ở việc anh tóm tắt lại, anh còn liên kết ý tưởng bài viết này với ý tưởng của “Stephen King” trong “Memoir of the Craft”. Bạn cũng có thể làm vậy nhé! 🤗
Khi đó, chắc chắn, cách bạn tư duy và tổng hợp thông tin sẽ đem lại nhiều nguồn ý tưởng để bạn khai thác hơn. Liên kết được nhiều luồng thông tin, bạn cho phép bản thân so sánh và tự đưa ra những đánh giá toàn diện.
Realize - Trình bày quan điểm cá nhân
Khi bạn đã hiểu ý tưởng, thông điệp tác giả muốn truyền tải, chắc hẳn bạn sẽ ít nhiều có quan điểm, ý kiến riêng. Khi bạn tổng hợp đủ nhiều “những gì bạn nghĩ”, tự đến một lúc, bạn sẽ có cho mình một hệ thống ghi chú “trong mơ”.
Để rồi, khi bạn nhìn lại, bạn thấy đây hoàn toàn là một nguồn ý tưởng tiềm năng. Vì như ở newsletter, MỞ đã đề cập tới việc “bạn có thể chẳng biết được luôn, đây có là ý tưởng bạn biến thành bài viết không”. Thôi thì, cứ ghi lại và lưu trữ ở hệ thống ghi chú. Biết đâu, phải không?
📌 Một lưu ý nhỏ: Đôi khi, 2 bước review - realize không nhất thiết lúc nào cũng phải tách riêng biệt thành 2 giai đoạn khác nhau.
Chẳng hạn, khi đọc hết một bài blog của anh Akwaaba Tùng, bạn ghi lại cách bản thân hiểu về những gì anh viết và bạn nhận thấy mình cũng có quan điểm giống như vậy. Do đó, ở đây, làm hai việc cùng một mục đích là không cần thiết cho lắm! 😅
MỞ đề xuất, bạn tìm đọc bài học thứ 2 – “Lăng kính đơn sắc” trong minicourse “8 Bí mật về Blogging” để biết thêm một cách nhìn vào nhiều góc độ khác nhau của 1 ý tưởng và phát triển quan điểm cá nhân của mình theo cách toàn diện hơn. Bạn cũng có thể lấy đây là một phương pháp “nảy ra” ý tưởng nữa chứ.
Yếu tố duy nhất khiến “review” và “realize” phải chia ra là, trong một số bài viết, bạn sẽ cần một số ý kiến của người khác (những tác giả của nội dung bạn đọc) nhằm bổ trợ cho quan điểm của bạn khiến nội dung bạn viết có sức thuyết phục hơn. 🤯
Tổng kết lại
Câu hỏi “triệu đô” MỞ mong bạn tìm được câu trả lời sau hai newsletter liên tiếp về hệ thống ghi chú: “Sự hiệu quả của một hệ thống ghi chú là như thế nào?”
Sau hai newsletter, chúng mình muốn làm rõ rằng, sự hiệu quả của một hệ thống ghi chú xuất phát từ việc bạn khai thác được bao nhiêu từ notes của bạn, bạn có thể tập hợp được bao nhiêu quan điểm cá nhân đáng thuyết phục. Và cho ra đời những bài blog thật “cháy” thể hiện những quan điểm ấy.
Để làm được như vậy, MỞ đã gói gọn quá trình thành 3 bước:
Record
Review
Realize
Từ đó, các bạn newbie blogger sẽ bắt đầu từng bước một. Và đạt được thành quả mong muốn.
Nhưng bạn cũng đừng quên nhé! Rằng ai cũng sẽ cảm thấy mình phù hợp với cái này, có đủ khả năng làm theo cái kia. Quá trình 3 bước thật “rẻ” phía trên là mô hình chung MỞ đề xuất cho các bạn, bạn hoàn toàn có quyền “chỉnh sửa” cách thức, nền tảng xây dựng sao cho hợp lý nhất!
Bởi đôi khi, sự hiệu quả chỉ có thể đạt được khi sự phù hợp đã được ưu tiên.
Newsletter “nóng hổi” cho tuần này đến đây là kết thúc rồi. 😌 Bạn đã nghe từ MỞ, chúng mình cũng muốn nghe từ bạn.
Đừng ngần ngại chia sẻ với MỞ: “Bạn có hay review những nội dung bản thân tiêu thụ vào trong hệ thống ghi chú không? Bạn thường review như thế nào? Và bạn realize được gì?”
🔥 Nếu bạn muốn được cùng một cộng đồng thực hành blogging và xây dựng hệ thống ghi chú hiệu quả, hãy đăng ký waitlist Writing On The Net cohort #3 ở đây nhé!
Tham gia minicourse “8 bí mật cần biết về Blogging” của hai anh Tuấn và Tùng? Đăng ký tại đây.
Lời nhắn từ bạn staff của MỞ:
Chào các bạn, là mình (Content Writer, viết và gửi tới các bạn newsletter WOTN hàng tuần) đây. Tình hình là sắp tới, mình sẽ tham gia blogging bootcamp cùng các bạn cohort #2 của Writing On The Net.
Đợi chúng mình là challenge viết 30 ngày liên tục. Phải nói thật là, mình nghĩ rằng việc này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức của mình. Và mình khó nào đảm bảo được nội dung newsletter chất lượng gửi tới các bạn trong thời gian đó.
Chính vì vậy, mình xin phép thông báo:
“Newsletter Writing On The Net sẽ được ngừng đăng tải trong tháng Hai và quay trở lại từ thứ Hai (13/03/2023)”
Mong rằng, các bạn độc giả vẫn sẽ tiếp tục yêu quý MỞ và Writing On The Net, đặc biệt trong khoảng thời gian bootcamp cohort #2 diễn ra.
Các bạn nhớ giữ gìn sức khỏe, và hẹn mọi người vào tháng Ba!
Sáng thứ 7 (4/2), sửa lại nè Tùng uiii