Bạn Đang Viết Cho Ai?
Xác định mục đích blog của bạn là viết cho ai để hành trình blog diễn ra một cách bền vững hơn?
MỞ chào bạn,
Thứ Hai tuần đầu của tháng 4 đã đến cùng chiếc newsletter này nằm gọn trong hòm thư của bạn.
Tuần mới, tháng mới, MỞ mong rằng các bạn đã dành thời gian nhìn lại tháng 3 vừa qua và lên mục tiêu cho tháng này. Vì ở mỗi cột mốc gì đó, chúng ta đều thường có xu hướng “review” những mục tiêu, kế hoạch của mình. 💌
Nếu newsletter tuần trước, MỞ đã cùng bạn bàn về tính nguyên bản trong blogging thì sang tuần này, bạn có tò mò chúng ta sẽ cùng nhau “bóc tách” điều gì? Nào, cùng bắt đầu nhen! 🥰
VIẾT CHO MÌNH? VIẾT CHO ĐỘC GIẢ?
“Đã bao giờ bạn nhìn lại lý do khởi nguồn đưa bạn đến với blog là gì? Bạn có thể bắt đầu blog vì bản thân, vì thỏa mãn nhu cầu muốn viết lách. Bạn viết về tất cả những gì mình muốn và đều đặn đăng tải.
Như vậy mãi, đến một ngày, bạn nhận ra, bản thân muốn nhiều hơn thế: muốn độc giả đọc và đón nhận tác phẩm của mình, muốn kết nối hơn nữa với độc giả,... Lúc này, trong mục đích blog của bạn đã xuất hiện thêm một nhân vật mới – “độc giả”.
Từ mong muốn vì độc giả hơn, bạn quyết định chuyển hướng, và viết về những gì người khác thích đọc. Bất kể chủ đề có không thuộc sở thích và sự quan tâm của bạn, chỉ cần phần đông “mọi người” muốn đọc, là bạn sẽ viết.
Và lại sau một thời gian, bạn nhận thấy việc viết với mục đích này không được ổn cho lắm. Bạn có nhóm độc giả trải rộng và được nhiều người biết tới, nhưng áp lực mỗi bài viết bạn đăng tải ngày càng lớn hơn. Cảm thấy như đang “bán mình”, bạn lại hoài niệm nhớ về “thời xưa cũ” và tự hỏi: “Mình viết vì người khác đến bao giờ đây?”
Thật tiến thoái lưỡng nan! 🙂”
—
Trên đây, là một đoạn văn ngắn MỞ lượm được của một người bạn trong cộng đồng Writing On The Net. Chẳng bất ngờ, khi chúng ta nhận định rằng, “không biết blog vì ai cho đúng” luôn là một trong những “niềm đau” lớn nhất khi một người đã blog trong một khoảng thời gian.
Vậy, có bạn blogger nào đọc đến đây, vẫn đang tìm liều “pain-killer”? MỞ chúng mình ở đây để share bạn cách “hết đau” nha! 😷
Hãy hình dung, thứ đưa bạn “đi” trên “con đường” blog là chiếc xe đạp động lực của 1 blogger. Bánh xe trước đại diện “viết cho mình” và bánh sau thì là “viết cho độc giả”.
Bạn có thể thấy ngay, khi chỉ tập trung viết cho mình hay chỉ viết cho độc giả, chiếc xe đạp của bạn hoặc đang “bốc đầu” hoặc “bốc đít”—không an toàn một chút nào. Bạn ngã lúc nào không hay ấy chứ! 🤕
Lý do là vì, khi viết cho bản thân, chúng ta sẽ rất dễ thỏa hiệp, không dễ phát triển thêm vì chẳng có một tí feedback khách quan nào. Còn khi chỉ viết cho người khác thì chúng ta sẽ dễ lạc lối, đánh mất cái riêng, giá trị và niềm tin của bản thân.
Vậy thì, “xác định mục đích blog của bạn là viết cho ai để hành trình blog diễn ra một cách bền vững hơn?”, nói cách khác, làm thế nào để đạp được quãng thật xa? Câu trả lời, bạn phải đi an toàn—cầm lái thật vững trên cả hai bánh xe. Đồng nghĩa với, nếu đã muốn blog bền vững, bạn cần cân bằng giữa việc viết cho mình và cho độc giả. 🤗
Tính bền vững = Sự cân bằng
CÂN BẰNG NHƯ THẾ NÀO?
Thực ra, để cân bằng việc viết cho ai, cách thực hiện rất đơn giản.
Khi là một blogger, hiển nhiên, bạn sẽ luôn có một nguồn ý tưởng bản thân muốn khai thác: bạn sẽ viết về cái gì, phát triển chủ đề gì,...Tức là, việc bạn viết cho mình vẫn luôn có. Do đó, nhằm tìm về thế cân bằng, hãy viết vì độc giả hơn chút. 😌
Bằng cách nào? Bạn hãy hiểu rõ tâm lý của họ khi tiêu thụ nội dung. Và “để trong đầu” tâm lý này mỗi khi bạn blog. Bạn phải biết được, độc giả có xu hướng quyết định đọc một nội dung online trong vô số bài viết ngoài kia bằng câu hỏi:
“Nội dung này đem lại cho tôi giá trị gì?”
Phải có sự tò mò về giá trị (bài học, lời khuyên, cảm xúc hay câu trả lời cho một thắc mắc) mang lại, thì độc giả có thể sẽ sẵn sàng đọc những gì bạn viết.
Có nghĩa là, hãy vẫn viết cho mình nhưng với mong muốn có thể đem lại giá trị cho độc giả. Ví dụ:
Bạn thích viết về hành trình “phát triển bản thân” của mình.
Không chỉ dừng lại ở việc bạn kể về những lúc mình đã trải qua khó khăn trong hành trình ấy như một cách để “xả” xì-trét.
Bạn còn đúc kết ở bài viết của mình các lời khuyên cho độc giả về việc chuẩn bị mindset như thế nào nhằm sẵn sàng cho thử thách có thể xảy ra.
Thế nhưng, trên thực tế, dù bạn có giỏi đến mấy, có nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm đến đâu, để chia sẻ giá trị của bạn với độc giả, thì bạn sẽ không bao giờ viết được cho “tất cả mọi người”. 😃
📌 Viết cho tất cả là không viết cho ai 📌
Bạn sẽ giống như một tay bắn súng không nhắm bắn mục tiêu, cứ “hùng hục” lên nòng và nhả đạn từng phát vào bầu trời hư vô. Ừ thì, bắn bừa và ăn may vẫn có phát trúng đích nhưng làm sao có thể “bắn phát nào trúng phát ấy” nếu không có mục tiêu rõ ràng, cụ thể?
À há! Từ đoạn văn so sánh hình ảnh trên, MỞ vừa nhận ra, chúng ta đã tìm ra giải pháp khiến việc viết cho độc giả và offer họ giá trị, trở nên thông minh và bớt tốn sức hơn. Chúng mình nghĩ rằng, yếu tố quyết định sự cân bằng giữa viết cho mình và cho độc giả chính là sự cụ thể.
Tức là, thay vì “đánh rộng mà loãng”, hãy viết “nhỏ” lại. Thay vì “bắt buộc” câu chữ của bản thân phải “phục vụ” ai cũng được, bạn hãy xác định càng cụ thể, nhóm độc giả phù hợp với nội dung bạn viết, là ai càng tốt. 🧐
Vẫn là ví dụ “phát triển bản thân” ở trên, nhưng chúng ta phát triển thêm nó khi đã xác định được nhóm độc giả cụ thể: Cho những ai đang ở độ tuổi 20, cũng đang gặp những thử thách trong việc thay đổi mindset về hành trình phát triển bản thân.
Còn nếu, bạn chưa thấy nhóm độc giả trong ví dụ đủ cụ thể, để MỞ cùng bạn tới phần tiếp theo nha!
CỤ THỂ HOÁ NHƯ THẾ NÀO?
Sử dụng mô hình đặt câu hỏi 5W1H, cùng MỞ giải bài tập ngắn này để thực hành cách “cụ thể hoá” nhóm độc giả nhé!
Giả dụ, bạn đang viết một blog có chủ đề là “Xây dựng thói quen đọc sách”.
Luôn bắt đầu với câu hỏi “Who?”: Cho học sinh cấp 3
Câu hỏi tiếp theo, “Where?”: Cho học cấp 3 ở đâu?
→ Cho học sinh cấp 3 ở Việt Nam.
Cụ thể hơn nữa, “How?”: Cho học sinh cấp 3 như thế nào ở Việt Nam?
→ Cho học sinh cấp 3 ở Việt Nam: học trường chuyên ngữ, thích đọc sách ngoại, bận rộn với hoạt động ngoại khoá, cần một phương pháp đọc nhanh và hiệu quả.
Chỉ sau ba câu hỏi, có thể thấy, profile độc giả mục tiêu của chúng ta đã được cụ thể hóa hơn rất nhiều. Khi bạn làm được điều này, bạn đã có cho bài viết của mình một mục đích rõ ràng, nhằm xác định hướng khai thác ý tưởng bạn muốn viết theo cách hiệu quả nhất. 😊
Như ở cộng đồng Writing On The Net, khi thực hành framework này, chúng mình luôn bảo nhau:
“Hãy blog về những gì mình muốn viết, theo cách độc giả muốn đọc.”
🌐 MỞ MANG
Điểm tin blog cộng đồng – chuyên mục được tạo ra nhằm tổng hợp những bài blog được viết bởi các cá nhân đến từ cộng đồng WOTN (Người Đồng Hành, cohort, độc giả,.) và ghi nhận mọi sự công gắng mọi người bỏ ra cho bài blog của mình.
Maybe you should read this blog:
Newsletter “nóng hổi” cho tuần này đến đây là kết thúc rồi. 😌 Bạn thấy sao về newsletter tuần này? Nhấn reply và chia sẻ với MỞ nha.
Đừng ngần ngại chia sẻ với MỞ: “Nếu bạn chỉ được blog về một chủ đề duy nhất, bạn sẽ blog về gì? Và chỉ có một người đọc blog của bạn thôi, thì người ấy sẽ là ai?”
Nhấn “reply” và cho chúng mình biết nha!
WOTN sẽ mở đơn tuyển cohort #3 trong thời gian sắp tới. Đăng ký waitlist tại đây để nhận được thông báo sớm nhất từ chúng mình!
Tham gia minicourse “8 bí mật cần biết về Blogging của anh Tuấn và anh Tùng? Đăng ký tại đây.