MỞ chào bạn,
Đối với nhiều người, thứ 2 - ngày đầu tuần - có thể là ngày ít được mong chờ nhất trong tuần. Nhưng đối với bạn MỞ và (hi vọng là) nhiều bạn độc giả của newsletter WOTN, thứ 2 là ngày rất đáng mong đợi. Vì đây là ngày newsletter sẽ được gửi tới các bạn đọc thân yêu 🙌
Cùng là thứ 2, nhưng mỗi người lại có một suy nghĩ và quan điểm khác nhau về nó. Tương tự vậy, cùng là một chủ đề nhưng góc nhìn và cách tiếp cận cũng không ai giống ai.
Hãy cùng khám phá xem newsletter tuần này sẽ đem đến góc nhìn mới nào cho bạn nhé! 😉
Tưởng chừng không còn gì có thể khiến bạn gục ngã khi đã vượt qua được nỗi sợ nội dung của mình không đem lại giá trị cho độc giả ở newsletter tuần trước. Bạn chợt nhận ra “30 chưa phải là Tết” khi gặp phải chướng ngại vật mới là nỗi ám ảnh về tính nguyên bản, rằng những gì mình viết ra không mới mẻ, không phải là đầu tiên hay duy nhất 😥
Mỗi khi có ý tưởng viết bài, nỗi sợ trùng lặp nội dung lại ghé thăm, thì thầm với bạn rằng “chủ đề này đã ở đâu đó ngoài kia rồi”, và rất nhiều trong số đó đem đến kiến thức hay ho và góc nhìn mới mẻ hơn bài của bạn. Là 1 newbie, bạn mất động lực, mất tự tin để viết vì sợ rằng mình đang không đem đến ý tưởng mới, và khó lòng sống sót trong “cuộc chiến” dành từng cú click chuột trên Internet.
Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc: “Tính nguyên bản có thực sự tồn tại không?” 🤔
Đi tìm bản gốc
Một ý tưởng “nguyên gốc” có thể được hiểu là không trùng lặp với ý tưởng nào từng tồn tại trước đây. Và tính nguyên bản luôn được coi là một tôn chỉ trong sáng tạo.
Nhưng theo Austin Kleon, tác giả cuốn sách Steal Like An Artist, tất cả những sản phẩm “sáng tạo” đều được xây dựng dựa trên những điều đã có từ trước 🤯
Giống như gia đình có gia phả, những ý tưởng cũng có nguồn gốc của nó. Nếu bạn là phiên bản kết hợp của bố và mẹ, các ý tưởng “mới” cũng chỉ là một phiên bản “remix” hay “mashup” của những ý tưởng “tổ tiên”.
Một trong những ban nhạc rock thành công nhất mọi thời đại - huyền thoại The Beatles - đã khuấy đảo thế giới vào đầu những năm 1960 với những albums nhạc rock đỉnh cao, đưa thể loại này phổ biến hơn với đại chúng. Nhưng họ không phải là người sáng tạo ra nhạc rock.
Nguồn gốc của nhạc rock có khởi điểm từ cuối những năm 1940, khi một phong cách âm nhạc mới kết hợp với các yếu tố của nhạc blues và nhạc đồng quê nổi lên. Thể loại mới này được gọi là “rock and roll” với những nghệ sĩ tiên phong như Chuck Berry, Little Richard hay Elvis Presley 🎤
Vì thế, có thể nói rằng:
Tính nguyên bản chỉ nên được nhìn nhận ở mức tương đối. Không có nội dung nào là hoàn toàn độc nhất. Mỗi nội dung đều có một chút gì đó từ những thứ khác.
Theo góc nhìn này, bạn sẽ thấy các nhà sáng tạo nội dung đều đang pha trộn và biến tấu những ý tưởng đã có từ trước và không thực sự có ý tưởng nào “original” nhất. Vấn đề quan trọng là bản remix hoặc mashup của bạn hay đến đâu, thu hút mọi người như thế nào 🤩
Vậy nếu tính nguyên bản chỉ là tương đối, ý nghĩa của việc sáng tạo cái mới là gì?
Cái mới = Cái gốc ?
Dù không phải người sáng tạo ra nhạc rock, nhưng The Beatles đã thành công trong việc xây dựng các sáng tác của họ dựa trên tác phẩm của các nghệ sĩ đi trước và đưa nhạc rock phát triển theo một hướng mới, viết lại lịch sử âm nhạc cho xứ sở sương mù.
Có thể kế đến bài hát "Twist and Shout", ban đầu được thu âm bởi Isley Brothers vào năm 1962, nhưng chính bản cover với chất giọng khàn khàn của The Beatles lại trở thành một bản hit. The Beatles đã đem năng lượng và đam mê nhiệt tình của riêng họ vào bản nhạc, kết hợp với giọng hát của huyền thoại John Lennon đã mang lại cho nó một khía cạnh mới mà phiên bản gốc không có.
Hay "Roll Over Beethoven", một tác phẩm kinh điển của Chuck Berry đã được The Beatles thêm vào album thứ hai, "With the Beatles". Họ đã thêm phần hòa âm, làm tiết tấu nhanh hơn và thêm một đoạn độc tấu guitar bày tỏ lòng kính trọng đối với bản gốc của Berry đồng thời ghi dấu ấn riêng vào bài hát.
Nhìn chung, khả năng sử dụng các bài hát của các “tiền bối” và biến chúng thành của riêng mình là một minh chứng cho sự sáng tạo và tài năng âm nhạc của The Beatles. Họ vừa ghi dấu ấn riêng, vừa bày tỏ lòng kính trọng đối với những nghệ sĩ gốc đã truyền cảm hứng để họ thực hiện các tác phẩm mới.
💎 Một ý tưởng mới không nhất thiết phải là ý tưởng gốc đầu tiên.
“Ý tưởng này có mới không?” là một câu hỏi quá rộng và không rõ ràng. Không có cá nhân hay thang đo nào đủ điều kiện và thẩm quyền để đánh giá điều gì là mới và điều gì không. Thay vào đó, câu hỏi bạn nên cân nhắc là “Mới cho ai?”. “Ai” ở đây chính là những độc giả mục tiêu của bạn 😉
Mỗi đối tượng lại có cách nhìn nhận cái mới khác nhau và có nhu cầu đọc những nội dung khác nhau. Càng xác định rõ phạm vi độc giả hay nhóm đối tượng bạn muốn nhắm tới, bạn càng có cách tiếp cận chính xác và thuyết phục hơn cho các bài viết của mình.
Cùng là nội dung hướng đến gen Z nhưng gen Z đi học không giống gen Z đi làm. Cùng tốt nghiệp WOTN nhưng trải nghiệm học của các newbie hoàn toàn khác với trải nghiệm của những blogger kinh nghiệm đầy mình.
Bạn không cần phải “làm dâu trăm họ”, bài viết của bạn cũng không cần khiến tất cả mọi người “wow”. Chỉ cần những độc giả “trong tầm ngắm” của bạn thấy mới mẻ và bổ ích, như vậy là bạn đã thành công đem đến điều mới rồi ❤️🔥
Làm mới như thế nào?
Rất đơn giản, trước tiên hãy trả lời câu hỏi của MỞ: “Bạn thấy đồ vật trong hình ảnh này có mới không?”
MỞ đoán câu trả lời phổ biến nhất là “Không”. Chúng ta đều biết nó là gì mà 😜
Nhưng cùng là một đồ vật, bạn thấy hình ảnh này có mới không?
Cùng là quả cầu lông quen thuộc, nhưng với kích cỡ khổng lồ như trong hình ảnh thứ hai, không thể phủ nhận bức hình này đem lại góc nhìn mới mẻ và độc đáo hơn cho một sự vật bình thường.
Từ ví dụ trên, MỞ bật mí cho bạn công thức:
Nội dung mới = Chủ đề cũ + Góc nhìn mới
Chủ đề không lạ lẫm, thậm chí rất phổ biến, nhưng chỉ cần bạn tiếp cận nó từ góc nhìn và quan điểm của riêng bạn, ý tưởng đó đã trở thành một điều mới mẻ.
Cái mới đến không phải tìm đâu xa mà đến từ chính “combo độc lạ” bạn đang sở hữu 😎 Combo này là tổng hòa của những yếu tố cấu thành nên con người bạn, tác động lên những gì bạn viết. Từ giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình đến thói quen, trải nghiệm, lối sống… không ai giống ai.
Như Akwaaba, Tùng chia sẻ về chủ đề quen thuộc với trải nghiệm đi du lịch cùng bạn bè, nhưng với combo của riêng mình, anh đã nảy ra ý tưởng “ngược đời” là “không cần lúc nào cũng ở cùng nhau”. Xem cách anh Tùng đi du lịch nhóm ở đây 👬
Hay Tuấn Mon, dù khai thác chủ đề “quốc dân” về năng suất, nhưng cách anh tiếp cận và phân tích các ứng dụng ghi chú dưới góc độ tâm lý rất riêng đã thành công cho ra một bài blog triệu view 🧑💻
Qua những chia sẻ này, MỞ mong rằng bạn có thể nhìn nhận tính nguyên bản dưới một góc độ “chill” hơn - mức độ tương đối mà thôi. Bạn vẫn hoàn toàn có thể đem đến những ý tưởng có 1-0-2 khi biết cách lựa chọn và chế biến từ những nguyên liệu sẵn có. Những ý tưởng “ngon” không nhất thiết phải được làm ra từ những nguyên liệu mới toanh.
Với góc nhìn như vậy, bạn hoàn toàn có thể giữ cho “tâm bất biến giữa dòng đời vạn blog”, vững vàng hơn trước khối lượng content đồ sộ trên khắp các trang mạng xã hội, nhất là trong giai đoạn “chập chững” bước vào con đường blogging.
Không cần quá quan tâm đến việc blog của bạn có “độc lạ Việt Nam” hay không, bạn vẫn đang đem đến giá trị tích cực cho độc giả khi bạn đã dám bấm nút “đăng bài” 👍
🧠 MỞ NÃO
Học phải đi đôi với hành, MỞ đã chuẩn bị sẵn cho bạn 1 prompt để áp dụng thông điệp mình muốn truyền tải:
“What's that one moment that makes you go 'Yes, this is exactly why life is worth living!'?”
“Đâu là khoảnh khắc khiến bạn phải thốt lên rằng “Thế này mới là sống chứ!”?”
➡️ MỞ rất vui nếu được đọc thành quả của bạn. Nếu bạn muốn gửi bài viết, bạn hãy reply newsletter và gửi link dẫn tới bài viết bạn đã viết nhé! Chúng mình sẽ chọn lọc và dẫn lại bài viết của bạn trong chuyên mục điểm tin blog cộng đồng.
🌐 MỞ MANG
Điểm tin blog cộng đồng – chuyên mục được tạo ra nhằm tổng hợp những bài blog được viết bởi những cá nhân đến từ cộng đồng WOTN (Người Đồng Hành, cohort, độc giả,.) và ghi nhận mọi sự công gắng mọi người bỏ ra cho bài blog của mình.
Tuần này, chúng mình đã tổng hợp những bài viết mới nhất của 2 Người Đồng Hành và các “writer on the net” vẫn tiếp tục sự nghiệp “văn vở” sau khi WOTN kết thúc. Mời các bạn đón đọc! 🙌
Maybe you should read this blog:
Newsletter “nóng hổi” cho tuần này đến đây là kết thúc rồi. 😌 Bạn thấy sao về newsletter tuần này? Nhấn reply và chia sẻ với MỞ nha.
Đừng ngần ngại chia sẻ với MỞ: “Chủ đề cũ và góc nhìn mới của bạn là gì?”
Nhấn “reply” và cho chúng mình biết nha!
WOTN sẽ mở đơn tuyển cohort #3 trong thời gian sắp tới. Đăng ký waitlist tại đây để nhận được thông báo sớm nhất từ chúng mình!
Tham gia minicourse “8 bí mật cần biết về Blogging của anh Tuấn và anh Tùng? Đăng ký tại đây.