Blog Đâu Chỉ Có Chữ
Tại sao hình ảnh là một yếu tố cần thiết khi viết blog?
MỞ chào các bạn,
Không biết những ngày cuối năm này, các bạn có bận rộn nhiều lắm không? Nếu có thể, bạn hãy dành vài phút đọc newsletter cuối cùng của năm 2022 này nhé! 🥺
Một người bạn của MỞ tại Writing On The Net đã từng chia sẻ:
“Là một người viết blog, mình luôn tự thấy mình chú trọng vào con chữ và câu từ khá nhiều. Mình chỉ viết mà không để ý hình ảnh cho lắm. Khi viết, đây hoàn toàn là điều bình thường, với mình là vậy.
Cho đến khi, mình đọc blog của những cây bút khác. 😯
Mình nhận ra hình ảnh cũng đóng một vai trò quan trọng không kém trong toàn bộ bài blog. Khi đọc, mình “chuộng” những bài viết được đầu tư hình ảnh minh họa, thay vì những đoạn văn “một cục” theo liền nhau.”
Thực ra, MỞ cũng thấy như vậy. Sự khác biệt về trải nghiệm viết và đọc này đến từ đâu? Tại sao hình ảnh lại cần có như thế?
Bằng sự tò mò, chúng mình đã tìm thấy câu trả lời. 😄
Trước hết, hãy coi mọi bài blog bạn viết là một “cái ống” dẫn truyền thông tin từ bạn (là blogger) tớ độc giả của bạn.
Viết = đầu ra của thông tin
Đọc = đầu vào của thông tin
Sử dụng hình ảnh trong bài viết sẽ giúp bạn cân bằng cách thông tin đi ra từ phía bạn (bạn viết dễ hiểu) và sang tới phía độc giả (độc giả đọc thấy hiểu được).
Khi bạn viết, thông tin đi ra từ đầu bạn được diễn giải rõ ràng hơn qua hình ảnh
Chẳng hạn, như ở newsletter tuần trước nữa khi MỞ viết về quy trình 3 bước viết bài blog hoàn chỉnh… Đọc đến đây, bạn nhớ đến cái gì đầu tiên? Chưa chắc đã là ba bước: Collect - Assemble - Ship, mà có thể bạn nghĩ tới hình ảnh “con cá”. 🍣
“Collect - Assemble - Ship (C.A.S - Cá). Viết một bài blog hay giống như nấu một món cá ngon.”
Bạn có thể thấy, khi chúng mình liên kết một ý tưởng, thông tin với một hình ảnh gần gũi và cụ thể, bạn sẽ thấy bản thân không hề quên nó chút nào.
Trong khi đó, nếu được viết như sau, thì chưa chắc bạn có thể ghi nhớ “công thức” này cho tới tận hôm nay:
“Để có một bài blog hay, người viết cần phải trải qua ba bước thực hành: tìm kiếm và tổng hợp ngữ liệu, viết và chỉnh sửa, đăng tải rồi nhận phản hồi.”
Một “người thật việc thật” khác, MỞ và các bạn có thể học tập chính là Người Đồng Hành Akwaaba Tùng. Anh Tùng có một bài blog về chiếc xe đạp “động lực” và làm thế nào “lái” nó theo cách đúng nhất. 😎
Qua hình ảnh “chiếc xe đạp”, chúng ta có thể hiểu được ý anh Tùng muốn truyền tải: “Động lực ngoại tại cũng cần thiết không kém động lực nội sinh, và chúng ta nên cân bằng được cả hai”.
Một phần mục đích của blog là chia sẻ (hoặc cung cấp) thông tin. Hơn nữa, muốn độc giả hiểu được những gì mình viết, ta cần phải diễn giải thông tin sao cho họ có thể nắm bắt được chúng một cách dễ dàng nhất. Vậy thì, chắc chắn “hình ảnh hóa” câu từ là một phương án không tồi chút nào.
Khi độc giả đọc, nhờ hình ảnh, thông tin đi vào đầu họ dễ hơn
Có thể bạn chưa biết, chúng ta vốn luôn “ưa chuộng” việc xử lý các thông tin dưới dạng hình ảnh hơn.
Theo nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (2014), trên thực tế, tốc độ tín hiệu tiếp nhận từ hình ảnh đi tới vùng xử lý thông tin của bộ não là ¼ giây, nhanh hơn 60,000 lần so với văn bản.
Sự khác biệt này đến từ đâu? 🤔
Khi đọc bất cứ nội dung dạng chữ nào, bạn có cảm thấy trong đầu mình có một giọng nói đang điều khiển? Đây là lúc bộ não của bạn đang “xử lý” từng từ một thành hình ảnh riêng biệt. Một câu văn bị “bẻ” thành mảnh nhỏ.
Là người đọc, ta cần thêm thời gian để nhận biết từng chữ một và rồi một lần nữa ghép chúng lại với nhau để hiểu toàn bộ câu văn. Qua đây, các bạn có thể thấy rõ, thông tin dưới dạng hình ảnh là một hình thức tối ưu hơn. 🤭
Bạn có thể thấy ở ảnh dưới:
Do cách thiết kế, nội dung trong biển báo bên phải đã bị chia nhỏ từ trên xuống dưới. Chắc hẳn, bạn phải mất một vài giây để đưa mắt và đọc hết thông tin xuất hiện.
Trong khi đó, bạn nhìn “phát biết ngay” người ta đang cảnh cáo điều gì khi nhìn sang biển báo bên trái.
😲 Fun fact: Con người mất từ 100 đến 400 tích tắc để nháy mắt một lần nhưng chỉ mất 13 tích tắc để nhận biết một hình ảnh xuất hiện trước mắt.
Từ hai lý do trên, chúng ta có thể kết luận rằng hình ảnh hóa câu từ mang lại sự dễ dàng khi đọc blog. Tức là, “dễ đọc và tiếp thu” là yếu tố cốt lõi tạo ra một trải nghiệm tốt cho người đọc.
Bạn sẽ để ý, người ta sẽ chuộng dùng mạng xã hội vì nó dễ dùng và tiếp cận (ai cũng dùng), mua đồ online vì nó dễ mua (qua nền tảng thương mại điện tử chứ không mất thời gian ra chợ), nhìn và yêu người đẹp vì họ dễ nhìn (con người có bản năng yêu cái đẹp). 🤩
Tóm lại, sau hai lý do trả lời câu hỏi ở đầu newsletter, mình muốn các bạn nhớ rằng:
“Nếu bạn muốn người ta đọc blog của bạn, bạn phải tạo ra một trải nghiệm đọc tốt (dễ dàng) cho họ”
Blog là nơi bạn xây dựng một thế giới của riêng mình, nhưng nó không thể phát triển lâu dài nếu không có độc giả. Bạn phải có cách giữ họ lại, bằng cách viết những blog chất lượng và đảm bảo một trải nghiệm đọc dễ dàng nhưng khó quên khi ở trong “thế giới” của bạn. 😛
Giật giải “Writer On The Net”
MỞ vẫn đang chờ các bạn tham gia đó!
😍 Hãy kể với MỞ về hành trình viết của bạn. Những nỗi sợ, niềm đau, cách chiến đấu và cả chiến thắng của bạn. Bạn viết MỞ “nghe” nè!
Hình thức: Đăng tải bài viết ở chế độ Công khai, gắn hashtag #viếtcùngMỞ và tag page MỞ - Mơ và Hỏi để chúng mình nhìn thấy nha!
Thời gian nhận bài: Từ hôm nay trước 𝟮𝟯𝗵𝟱𝟵 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 𝟬𝟴/𝟬𝟭
🤙Theo đó, 3 bài viết tốt nhất sẽ nhận được danh hiệu “Writer On The Net” được “trao tặng” bởi MỞ cùng với:
Async feedback từ NĐH Akwaaba Tùng và Tuấn Mon
Discount 10% khi đăng ký khoá học Writing On The Net Cohort 2
Newsletter “nóng hổi” cho tuần này đến đây là kết thúc rồi. 😌 Bạn đã nghe từ MỞ, chúng mình cũng muốn nghe từ bạn.
Đừng ngần ngại chia sẻ với MỞ: “Ngoài hình ảnh, bạn nghĩ còn yếu tố nào có thể giúp bài viết của bạn dễ đọc hơn?
🔥 Writing On The Net vẫn đang trong quá trình tuyển sinh cohort #2. Hiện tại, chúng mình chỉ còn một vài suất trống thôi. Nên bạn hãy nhanh chóng chớp lấy “cơ hội” này nhé! Đăng ký tại đây.
Đăng ký chuỗi workshop miễn phí để có cơ hội gặp mặt sớm với anh Tùng, anh Tuấn và những blogger cùng chí hướng nếu bạn không thể “ngồi yên” chờ đến ngày khai giảng!
Tham gia minicourse “8 bí mật cần biết về Blogging” của anh Tuấn và Tùng? Đăng ký tại đây.
Đây là newsletter cuối cùng của năm nay. MỞ và Writing On The Net chúc các bạn những ngày này sẽ dành thời gian hoàn thành nốt việc cần làm, nghỉ ngơi và nhìn lại một năm vừa rồi của mình để bước sang năm mới với tâm thế thật sẵn sàng. 🎉🥳😤