MỞ chào bạn,
Ở kỳ newsletter tuần trước, các bạn đã cùng MỞ hoá thân thành điệp viên (blogger) 007 và bàn về các vũ khí (format) bí mật.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, lần này, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục “nhập vai” nhân vật. Là ai thì bạn đọc tiếp biết liền. Hehe 😎
✨ Và đừng quên, cuộc viễn chinh của con tàu Writing On The Net cohort #3 đã sắp sửa bắt đầu! Bạn có thể tìm hiểu thêm tại 👇
👀 Tin thật đấy, không đùa bạn ơi: Chúng mình chỉ còn 10 slot trống thôi, nên nếu bạn còn chần chừ, MỞ hy vọng bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội này nhé!! 🥰
Trong thế giới của sự sáng tạo, trên hành trình sáng tạo của mỗi nghệ sĩ, họ luôn đi kiếm tìm những: “sự khác biệt”, “nét độc đáo”, “điểm duy nhất”. Tương tự khi blog, bạn mong đợi một bài viết của mình có một ý tưởng chưa từng có ai nhắc đến, chia sẻ. Rằng ý tưởng này chỉ có duy nhất bạn là người nghĩ ra.
Tuy nhiên, trên thực tế, không một thứ nào là nguyên bản. Nhà văn Jonathan Lethem từng chia sẻ: “Khi người ta gọi thứ gì đó là nguyên bản, chỉ đơn giản trong 9 trên 10 lần, họ không biết thứ đó được tham khảo từ đâu”.
“What is originality? Undetected plagiarism.” -William Ralph Inge-
Tuy vậy, ở newsletter này, MỞ sẽ không bàn nhiều về “tính nguyên bản”. Bạn có thể tìm đọc newsletter số 12 “Bạn không là duy nhất” để hiểu hơn ý tưởng MỞ muốn truyền tải nhé!
Từ đó, bạn có thể thấy, một trong những cách thức nổi bật để tìm thấy “sự nguyên bản” trong hành trình sáng tạo của mình, chính là bắt chước người khác, nói cách khác, là “ăn trộm” từ những người giỏi nhất.
Và trong newsletter này, với suy nghĩ sao chép chính là một phần của sáng tạo, MỞ sẽ chỉ bạn cách trở thành một blogger Kaito Kid với châm ngôn “steal like an artist” qua hai câu hỏi dưới đây nhé!
🗣️ Notice: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái việc giữ suy nghĩ trên để đọc phần nội dung tiếp theo của newsletter, bạn có thể sẽ không thích newsletter này.
Kỹ thuật, ý tưởng này có đáng “ăn cắp” hay không?
Khi đọc Conan, chắc hẳn bạn chẳng thể nào quên siêu trộm Kaito Kid chải chuốt bảnh bao với bộ vest trắng, và mỗi lần làm rúng động giới cảnh sát (và Conan) bằng một vụ ăn cắp báu vật nào đó. 🏴☠️
Bất kể ăn trộm thành công hay không, tại sao một vụ trộm của Kaito Kid lại có tầm ảnh hưởng lớn như vậy? 🤔
Điểm nổi bật về thủ thuật thực hiện, lát MỞ sẽ cùng các bạn bàn tới, còn giờ chúng mình muốn nói về “giá trị” của báu vật mà siêu trộm này đặt mục tiêu hướng tới. 💰💰💰
Nếu bạn đọc và để ý, vật phẩm phải có giá trị rất cao, thì anh ta mới thực hiện phi vụ. Ngược lại, việc gì một “siêu” trộm như Kaito Kid phải “ăn trộm” một món đồ không hề đáng tiền.
Vậy thì, đứng từ điểm nhìn của Kaito Kid, trước khi đi được tới bước lên kế hoạch thực hiện, chắc chắn câu hỏi chúng ta sẽ có trong đầu sẽ là: “Vật này có đáng để mình ăn cắp hay không?”
Với chuyện viết blog cũng thế, chúng ta cũng là những “stealer” hoàn toàn có thể biến kỹ thuật, ý tưởng của người khác thành của mình. Tuy vậy, vấn đề nằm ở chỗ, bạn không thể “cóp nhặt” MỌI kỹ thuật, ý tưởng bất kể điều gì. Do đó, câu hỏi bạn không quên trong quá trình “sao chép từ người giỏi nhất” chính là:
Kỹ thuật, ý tưởng này có đáng “ăn cắp” hay không?
Trong cuốn “Steal like an artist” của Austin Kleon, khi viết về cách một nghệ sĩ nhìn nhận cuộc sống xung quanh mình làm nguồn ý tưởng, ông không phân loại theo đặc điểm là tốt hay tệ. Thay vào đó, ông khuyên các nghệ sĩ đơn giản hoá thói quen tìm ý tưởng, đó là đánh giá một ý tưởng có “đáng ăn cắp” hay không. 😗
Một ý tưởng đáng như vậy thì mình lưu lại, một ý tưởng không đáng như vậy thì mình chuyển sang “steal” một ý tưởng khác.
Tóm gọn, bằng một sơ đồ MỞ tổng hợp và chỉnh sửa thêm chút từ cuốn sách của Kleon, MỞ mong bạn có thể dễ dàng ghi nhớ nội dung trên hơn:
Đánh cắp kỹ thuật, ý tưởng từ ai?
Như MỞ đã đề cập tới ở trên, hai điểm đặc biệt quyết định tầm ảnh hưởng của các phi vụ “ăn trộm” của Kaito Kid, bên cạnh giá trị của báu vật mục tiêu, đó chính là thủ thuật thực hiện. 🤠
Nếu bạn còn nhớ, Kaito Kid luôn gây ấn tượng với khả năng hóa trang thành người khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện phi vụ thành công. Anh ta chọn những cá nhân khó gây nghi ngờ nhất và cải trang thành họ.
Bản chất việc hóa trang không khác nào việc Kaito Kid đang sao chép những đặc điểm (vẻ bề ngoài, tông giọng,..) của người khác nhằm đạt được mục tiêu của mình. 🎯
Tương tự, nếu bạn là một Kaito Kid blogger, một cách để khiến việc “sao chép” dễ dàng hơn, đó chính là chọn đúng đối tượng mà bạn muốn đánh cắp từ (giống như cách Kaito Kid chọn đối tượng muốn hoá trang thành).
Đó có thể là thần tượng của bạn trong giới blog, một blogger có cách viết và diễn giải ý tưởng bạn yêu thích,… Từ đây, tác giả Austin Kleon đề xuất:
Bạn chọn được một blogger cụ thể.
—> Bạn tìm hiểu tất cả mọi thứ về họ, sao chép tất cả những gì bạn thấy là “đáng ăn cắp” (bằng câu hỏi ở trên 👆).
Bạn tiếp tục tìm tới những người mà người bạn đã tìm hiểu thích (thần tượng của họ, chẳng hạn).
—> Bạn lặp lại bước trên.
Một case study chúng mình có thể “đào sâu, bóc tách” một chút để các bạn độc giả hiểu hơn về tiến trình này, chính là newsletter Writing On The Net bạn vẫn thường đọc hàng tuần. MỞ sơ đồ hoá thành hình ảnh dưới nè:
Bạn có thể thấy, hai bạn-staff-học-ké trong quá trình viết newsletter đã chọn ra hai “role-model” để có thể học hỏi và “sao chép” từ:
Với anh Tùng Đồ Thị, ngay trong newsletter này bạn thấy ngay, chúng mình đã làm theo anh, trong việc diễn tả ý tưởng bằng hình ảnh. Anh Tùng thì dùng đồ thị, còn chúng mình thì sao chép một phần và dùng sơ đồ cơ!
Những đồ thị cực viral trên các blog gần đây khiến anh như sắp đổi nghệ danh chính thức thành “Tùng Đồ Thị” cũng được anh Tùng học từ hai cái tên rất nổi tiếng, là Tim Urban và Liz and Mollie
Không chỉ vậy, anh Tùng học từ Seth Godin trong cách trình bày các đoạn văn trong blog. Godin nổi tiếng với sử dụng các đoạn văn ngắn, ít câu. Bạn có thể nhận thấy một phần điều đó trong các bài blog của anh Akwaaba Tùng giai đoạn khoảng 2 năm trước.
Với anh Tuấn Mon, chúng mình học anh trong cách anh hay nói chuyện với subscribers ở phần đầu của newsletter mỗi tuần: hỏi thăm độc giả, kể về những gì anh đã làm trong tuần vừa rồi. Chúng mình luôn nhận thấy đây là một điểm rất đáng “bắt chước” vì khi đọc newsletter của anh, việc này tạo cảm giác “rất chân thật” và bằng cách nào đó, khiến chúng mình như có sự gắn kết với anh Tuấn Mon hơn.
Anh Tuấn Mon có phong cách viết riêng của mình (format, cấu trúc newsletter), anh có học từ ai không chúng mình không biết. Vì như MỞ đã nói ở trên, sự độc đáo của mỗi người CÓ THỂ là sự bắt chước nhưng không thể nào xác định được.
Anh Tùng thì chúng mình có biết vì chúng mình hay nghe anh chia sẻ hơn thôi, chứ không, thì chúng mình cũng không biết đâu.
‼️ Disclaimer ‼️
Bài tập phân tích này được thực hiện nhằm chỉ rõ ý định của MỞ, muốn giúp các bạn độc giả hiểu được kĩ hơn phần nội dung này.
Các chia sẻ về hai Người Đồng Hành có thể chỉ chính xác một phần. Vì các anh cũng luôn có những thử nghiệm mới trong hành trình blog của mình, và lâu rồi, chúng mình cũng chưa catch up với các anh. Huhu. 😢
Túm cái quần lại
Khi bạn đã “trang bị” cho mình đủ hai điều kiện để thành công hoá thân thành blogger Kaito Kid, giờ bạn chỉ cần tiếp tục vận dụng hai điều kiện ấy, cho đến lúc bạn xây dựng được phong cách blog riêng của mình.
Giống như trong newsletter “Bạn không là duy nhất”, mỗi chúng ta là sự kết hợp duy nhất, pha trộn giữa những người xung quanh mình. Vì thế, MỞ chúc bạn sẽ luôn vững tâm:
”Steal it till you make it”
Đương nhiên, không phải chúng mình spin lại từ câu quote cliché: “Fake it till you make it” đâu nha. 🤫😅
Newsletter “nóng hổi” cho tuần này đến đây là kết thúc rồi. 😌 Bạn thấy sao về newsletter tuần này?
Đừng ngần ngại chia sẻ với MỞ: “Bạn chọn những ai là người bạn sẽ “bắt chước” theo?”
Nhấn “reply” và cho chúng mình biết nha!
💜💙💚 HOT NEWS (again) 💛🧡❤
Ngày 20/05 tới, hai Người Đồng Hành anh Tùng, anh Tuấn cùng MỞ và Writing On The Net sẽ tổ chức workshop số 2:
Nội dung: “Nhà kho lưu trữ ý tưởng” - Cách hai anh giải quyết vấn đề bí ý tưởng bằng 02 hệ thống thu thập ý tưởng
Thời gian: 21:00 - 22:00 thứ 7 ngày 20/05
Link đăng ký tham gia: https://lu.ma/WOTN3-meet-up2