MỞ chào bạn,
Một Thứ Hai nữa lại tới, số newsletter thứ 16 đã ra lò. Nếu bạn đang cảm thấy hơi “trì trệ” xíu trong buổi sáng đầu tuần, MỞ mời bạn đọc newsletter này nạp lại năng lượng để “chạy” tiếp nhé! 👊
Và đừng quên, MỞ đang mở đơn tuyển Writing On The Net cohort #3. Bạn có thể tìm hiểu thêm về khóa học tại đây.
Không để bạn chờ lâu hơn nữa, cùng đọc newsletter tuần này nào!
Tuần trước, MỞ đã dẫn bạn đi “ăn” 3 món ăn cực kì bổ blog. Sang tuần này, cùng trở lại đường “đua” hành trình blog, leo lên chiếc xe đạp và đạp tiếp ha!
Chắc bạn còn nhớ đến hình ảnh “chiếc xe đạp” động lực của blogger trong newsletter số 13. Bạn hãy hình dung, hành trình blog của bạn là những cung đường bạn đang “đạp” trên. 🚴♀️🚴♂️
Sẽ có những lúc bạn thấy đạp trên đường lớn thích đấy, thông thoáng và rộng rãi. Nhưng đến lúc đường đi chung trở nên tắc nghẽn, bạn thấy mình “mờ mịt” trước dòng người đi mắc cửi.
Giống như hành trình sáng tạo nội dung của mỗi creator, ai cũng giống ai về định hướng và phong cách, thì sao mỗi người có thể tiến xa hơn trong hành trình ấy của riêng mình?
Vậy nên, bạn “rẽ ngang”, tìm đến con ngõ nhỏ và ít người biết để đi được xa và nhanh hơn, tới địa điểm mình mong muốn. 🕒
Tức là, thay vì mất thời gian “lạc lối” trong nhóm đông rất nhiều blogger giống nhau, bạn tìm cho mình một hướng đi cụ thể và trở thành một blogger khác biệt mà ở “ngách” nội dung đó, người ta chỉ nhớ đến bạn.
Vậy thì, trên những con đường thuộc hành trình blogging, làm thế nào để bạn tìm tới đúng con “ngách” không nhiều người biết ấy và bạn có thể “đường mình mình đi”?
🌟 Rốt cuộc, bạn tìm ngách như thế nào?
✨🎉 BẠN CÓ GÌ & ĐỘC GIẢ CẦN GÌ
Trong newsletter số 13, khi nói về việc bạn đang viết cho ai, MỞ đã chia sẻ rằng bạn hãy xác định càng cụ thể, nhóm độc giả phù hợp với nội dung bạn viết, là ai càng tốt. Với những giá trị bạn có thể cung cấp cho một độc giả, bạn hãy tìm ra một nhóm độc giả cần đọc blog của bạn.
Tìm niche cũng yêu cầu sự cụ thể tương tự. Nhưng với việc này, không chỉ dừng lại ở bước bạn “nghĩ” độc giả mục tiêu sẽ đọc bài viết của bạn, bạn còn hiểu nhóm độc giả ấy từ góc nhìn của họ và viết với tư duy phục vụ độc giả nhiều hơn nữa. Lúc này, bạn viết những nội dung mà bạn biết độc giả mục tiêu của bạn cần. 😊
Để thực hiện bước hai, bạn hãy bắt đầu bằng việc nói chuyện với độc giả mà bạn ấy chủ động nhắn tin cảm ơn bạn.
Nội dung bạn viết đã mang lại điều gì cho bạn ấy?
Giải quyết được vấn đề gì bạn ấy đang gặp phải?
Vấn đề của bạn ấy xuất phát từ đâu?
Cùng MỞ đi sâu vào bài tập phân tích dưới đây, để hiểu hơn về cách tìm niche nhé. 👇
Đầu tiên, bạn xác định đối tượng mục tiêu của bài viết: “sinh viên đại học thích đọc sách nhưng cần một phương pháp đọc hiệu quả”
→ Bạn có thể viết về mindset đọc không thích có thể ngừng, thói quen ghi chú khi đọc, đọc hai quyển sách cùng lúc,..
Nhưng giả sử, bạn đang tìm “ngách “ nhỏ hơn nữa. Nếu bạn có độc giả để lại lời cảm ơn thì quá tuyệt vời! Bên cạnh đó, bạn cũng có thể reach out tới độc giả của bạn, có profile giống đối tượng mục tiêu bạn hướng tới và trò chuyện với họ.
Hãy đóng vai một nhà nghiên cứu: đánh giá, khái quát những vấn đề độc giả của bạn đang có qua lời họ chia sẻ, và liên hệ nội dung bạn đã viết có giải quyết được vấn đề họ có hay không. 👩💻👨💻
Nếu có, hãy tiếp tục viết những bạn vẫn luôn viết.
Nếu không, hãy xem xét liệu bạn có đủ khả năng giải quyết những vấn đề ấy nếu bạn chỉnh sửa định hướng chủ đề nội dung bạn viết.
Nếu bạn sẵn sàng, thì đi thôi! Ngách nội dung này dành cho bạn. Khi này, nhóm độc giả mục tiêu của bạn có thể trở thành: “sinh viên đại học thích đọc nhưng lại gặp khó khăn trong việc đọc tài liệu nghiên cứu và cần một phương pháp đọc hiệu quả khi bị áp lực thời gian trước khi đến lớp”.
→ Bạn có thể viết về những nội dung “ngách” hơn: cách đọc tóm ý, chia trình tự đọc như thế nào nào để hiểu và nhớ thông tin chính xác nhất,...
Nếu bạn chưa thấy sẵn sàng, thì đừng lo. Hãy thử tìm hiểu thêm về nhóm độc giả mục tiêu của bạn. Phương pháp nghiên cứu định tính có thể chưa hợp bạn bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thì sao? 💁♀️💁♂️
Chốt lại thì, muốn tìm niche, bạn không chỉ đứng ở góc nhìn của mình và mặc định cho rằng nhóm độc giả mục tiêu của bạn như thế này hay như thế kia, mà bạn cũng cần thử là một độc giả của chính bạn, đánh giá xem nội dung của bạn có thể mang lại giá trị gì với độc giả. 🔍
Nhưng đừng quên, niche không là thứ gì cố định. Trên hành trình blog “dài hơi”, bạn luôn có thể thử nghiệm và thay đổi các ngách nội dung bản thân muốn viết.
Khi bạn thay đổi, nhóm độc giả mục tiêu của bạn cũng sẽ thay đổi. Niche của bạn thay đổi.
🧨💥 TỔNG KẾT
Sau newsletter hôm nay, MỞ mong bạn đã hình dung và nắm được sơ bộ các bước tìm “ngách” nội dung của mình.
Nếu bạn muốn được thực hành “chuyên sâu” và cho bản thân thời gian để xây dựng một nhóm độc giả mục tiêu mà ở đó, người ta sẵn sàng để lại lời cảm ơn tới bạn, thì đừng quên đăng ký tham gia Writing On The Net cohort #3 TẠI ĐÂY.
Trông kỳ tiếp theo của newsletter, được đăng tải vào Thứ Hai tuần sau, MỞ sẽ cùng các bạn bàn về hai phương pháp khai thác “triệt để’ niche. Đừng bỏ lỡ, bạn nhé!
🧠 MỞ NÃO
Học phải đi đôi với hành, MỞ đã chuẩn bị sẵn cho bạn 1 prompt để áp dụng thông điệp mình muốn truyền tải:
“Tell us a decision you made in the past that helped you learn or grow.”
“Hãy kể về một quyết định bạn đã đưa ra trong quá khứ mà nó giúp bạn học hỏi và lớn hơn”
➡️ MỞ rất vui nếu được đọc thành quả của bạn. Nếu bạn muốn gửi bài viết, bạn hãy reply newsletter và gửi link dẫn tới bài viết bạn đã viết nhé! Chúng mình sẽ chọn lọc và dẫn lại bài viết của bạn trong chuyên mục điểm tin blog cộng đồng.
🌐 MỞ MANG
Điểm tin blog cộng đồng – chuyên mục được tạo ra nhằm tổng hợp những bài blog được viết bởi những cá nhân đến từ cộng đồng WOTN (Người Đồng Hành, cohort, độc giả,.) và ghi nhận mọi sự công gắng mọi người bỏ ra cho bài blog của mình.
Tuần này, chúng mình đã tổng hợp những bài viết mới nhất của 2 Người Đồng Hành và các “writer on the net” vẫn tiếp tục sự nghiệp “văn vở” sau khi WOTN kết thúc. Mời các bạn đón đọc! 🙌
Maybe you should read this blog:
Newsletter “nóng hổi” cho tuần này đến đây là kết thúc rồi. 😌 Bạn thấy sao về newsletter tuần này? Nhấn reply và chia sẻ với MỞ nha.
Đừng ngần ngại chia sẻ với MỞ: “Niche của bạn là gì?”
Nhấn “reply” và cho chúng mình biết nha!